Khoa học ứng dụng của Tranexamic Acid trong điều trị nám – sắc tố

Tranexamic Acid là gì? Tranexamic Acid trong điều trị nám – sắc tố có vai trò thế nào?

Tổng quan

Tranexamic Acid là một dẫn xuất tổng hợp của Lysine, có tên hoá học là Trans-4-aminomethyl cyclohexane-1-carboxylic acid (trans-AMCHA). Tranexamic Acid hoạt động chủ yếu như một chất chống tiêu sợi huyết bằng cách liên kết thuận nghịch 4-5 vị trí thụ thể lysine trên plasminogen. Vì vậy, Tranexamic Acid được ứng dụng đầu tiên và chủ yếu như một thuốc cầm máu.

Bên cạnh ức chế Plasmin, Tranexamic Acid còn giảm số lượng và sự phát triển của tế bào Mast. Từ 2 cơ chế ức chế Plasmin và giảm phát triển tế bào Mast, Tranexamic Acid bắt đầu được nghiên cứu và ứng dụng cho nhiều chỉ định khác ngoài cầm máu, như: Kháng viêm, kháng dị ứng, điều trị nám – sắc tố, điều trị phù mạch – giãn mạch, điều trị mụn trứng cá, cải thiện lão hoá, rosacea, một số bệnh lý da liễu khác và nhiều bệnh lý khác liên quan đến việc xuất huyết.

Hình 1 – Công thức cấu tạo của Tranexamic Acid (Trans-4-aminomethyl cyclohexane-1-carboxylic acid)

Nguồn gốc

Năm 1962, Tranexamic Acid lần đầu tiên được sản xuất bởi 2 nhà nghiên cứu Nhật Bản Shosuke và Utako Okamoto, với công dụng cầm máu do phẫu thuật, chấn thương và điều trị các bệnh liên quan đến chảy máu. Có thể nói, khám phá vĩ đại này đã giúp cứu sống hàng trăm nghìn mạng sống trên toàn thế giới mỗi năm. Đưa Tranexamic Acid vào Danh sách Thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới WHO.

Hình 2 – Người khám phá ra Tranexamic Acid

Năm 1979, Tranexamic Acid bắt đầu được ứng dụng trong khoa da liễu với chỉ định điều trị sẩn ngứa do ánh nắng và phù mạch. Đồng thời, bắt đầu có bài báo cáo đầu tiên về hiệu quả của Tranexamic Acid trong điều trị nám.

Đến năm 1998, các nghiên cứu in vitro bắt đầu được triển khai và cho kết quả về Tranexamic Acid đường uống có khả năng ức chế sắc tố da.

Và từ 2010 đến nay, nhiều nghiên cứu đã cho kết quả và chứng minh về vai trò của Tranexamic Acid trong điều trị nám và một số bệnh về da khác bằng đường uống, bôi và tiêm vi điểm.

Tính chất và ứng dụng trong y học

Để nói về tính chất của Tranexamic Acid, có thể gói gọn trong 2 từ: Cầm máu và Kháng viêm.

Nghe tưởng chừng không liên quan gì đến sắc tố da, nhưng không, bạn hãy xem hết bài viết để hiểu rõ hơn về cơ chế của Tranexamic Acid trong điều trị nám ở phần sau nhé.

Quay trở lại, có thể nói tính chất cầm máu của Tranexamic Acid được ứng dụng nhiều nhất trong y học, giải quyết các vấn đề như: Cầm máu do tổn thương, sinh sản, phẫu thuật, rối loạn đông máu, băng huyết sau sinh,…Ngoài ra còn được ứng dụng cho các bệnh lý khác liên quan đến chảy máu như: sử dụng làm kem đánh răng điều trị chảy máu chân răng, điều trị phù mạch di truyền,…

Với kháng viêm, Tranexamic Acid được ứng dụng để làm dịu tình trạng viêm dây thần kinh và một số bệnh lý da liễu như mụn trứng cá hay chứng tăng sản biểu bì (Epidermal Hyperplasia) – khởi đầu của bệnh chàm. Và dĩ nhiên, không thể thiếu được điều trị nám – ứng dụng phổ biến nhất của Tranexamic Acid trong da liễu.

Hình 3 – Tranexamic Acid điều trị nám là ứng dụng phổ biến nhất hiện nay trong da liễu

Bên cạnh đó, Tranexamic Acid cũng rất dễ ứng dụng bởi hoạt chất này có thể có mặt ở hầu hết mọi con đường để đưa được vào cơ thể như: Tiêm tĩnh mạch, uống, tiêm mesotherapy, peel, bôi thoa ngoài da.

Khoa học ứng dụng của Tranexamic Acid trong điều trị nám

Cơ chế của Tranexamic Acid trong điều trị nám

Tranexamic Acid ức chế sắc tố qua 5 cơ chế khác nhau, từ đó mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị nám vượt trội. Trong đó, cơ chế Ức chế Plasmin, hay nói đúng hơn là ức chế chuyển hóa Plasminogen thành Plasmin, là cơ chế mạnh mẽ – vượt trội – và độc nhất của Tranexamic Acid mà đến nay gần như chưa hoạt chất điều trị nám sở hữu.

a.Cơ chế ức chế Plasmin

Để hiểu hơn vì sao ức chế Plasmin mang đến giá trị trong điều trị nám. Chúng ta hãy cùng nói qua về mối tương quan của Plasmin đến nám, hay chính xác hơn là mối tương quan giữa tế bào sừng Keratinocyte và tế bào hắc tố Melanocyte.

Hình 4 – Cơ chế của Tranexamic Acid trong điều trị nám thông qua ức chế Plasmin

Có thể bạn đã biết: Khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời mà không đủ sự bảo vệ, cơ thể sẽ kích thích quá trình sản sinh sắc tố nhằm bảo vệ làn da chúng ta khỏi tia UV, từ đó gây nên các vấn đề sắc tố như sạm nám, tăng sắc tố, da xỉn màu,…

Vậy hãy đào sâu thêm một chút, quá trình tương tác giữa ánh sáng mặt trời với tế bào Melanocyte nằm sâu dưới đáy thượng bì như thế nào? Vì sao Melanocyte có thể nhận biết được ánh sáng mặt trời đang tác động vào da?

=> Chìa khoá nằm ở Plasmin và Plasminogen.

Plasminogen là những protein dưới dạng tiền enzyme, khi Plasminogen được hoạt hoá sẽ hình thành nên enzyme Plasmin, từ đó tiếp tục vận hành nhiều phản ứng hoá sinh trong cơ thể như tiêu protein, đặc biệt là các cục máu đông. Đóng vai trò quan trọng trong việc lưu thông máu của con người.

Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở việc lưu thông máu, Plasmin còn tăng sinh một số chất tác động đến quá trình hình thành sắc tố mà chúng ta không mong muốn.

Plasmin kích thích sản sinh hormone α-MSH (α-Melanocyte-Stimulating-Hormone), là hormone kích thích tế bào Melanocyte. Hormone này sẽ được gắn vào thụ thể MC1R của tế bào Melanocyte từ đó kích thích phản ứng hình thành Melanin.

Plasmin kích thích sản sinh Acid Arachidonic, Acid Arachidonic là tiền chất của Prostaglandins, đặc biệt là Prostaglandin E 2, Prostaglandin E 2 sẽ làm tăng nồng độ enzyme Tyrosinase trong tế bào hắc tố, từ đó kích thích sản sinh Melanin mạnh mẽ.
Không dừng lại ở đó, các chất chuyển hoá của Acid Arachidonic sẽ làm thay đổi hình thái tế bào và tăng số lượng sợi nhánh (đuôi gai) của tế bào Melanocyte. Khiến các Melanocyte được kích hoạt mạnh mẽ hơn, trở nên “hiếu động” hơn và bắt đầu sản sinh ra melanin một cách dồi dào hơn.

Plasmin cũng kích thích các yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi (FGF), từ đó thúc đẩy quá trình tăng sản sinh sắc tố melanin để bảo vệ da.

Plasmin kích thích sản sinh VEGF, yếu tố tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành mạch máu và tăng nguy cơ giãn mạch. Bên cạnh đó, Plasmin tác động đến quá trình phân tách Fibrin (tiêu sợi huyết), khiến máu lưu thông mạnh mẽ, kết hợp với cơ chế hình thành mạch máu càng khiến nguy cơ giãn mạch trên da thêm tăng cao. Và giãn mạch thường rất dễ song hành với nám, khiến nám đã khỏi dễ tái phát.

Plasmin tác động đến các cytokine kích thích phản ứng viêm, điều này dễ gây tăng sắc tố sau viêm, tái phát nám hay tăng sắc tố dội ngược trong quá trình điều trị sắc tố.

Hình 5 – Giãn mạch là một trong những cơ chế bệnh sinh gây nên nám

Tóm lại, chúng ta thấy Plasmin sẽ tác động vào 3 con đường hình thành sắc tố:

  • Sản sinh các hormone và yếu tố tác động đến tế bào Melanocyte
  • Gián tiếp tăng sinh Tyrosinase
  • Tăng hình thành mạch máu

Plasmin như một chất trung gian giữa Keratinocyte và Melanocyte khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Đó cũng là tổng quan về quá trình hình thành sắc tố của chúng ta.

Lấy ví dụ cho dễ hiểu, bạn hãy hình dung Melanocyte đang sống một cuộc sống an nhàn yên bình không bon chen với đời. Bỗng một ngày Plasmin được chuyển hoá thành công, bắt đầu cử α-MSH đến gõ cửa và bảo Melanocyte rằng: Có người đến bắt nạt gia đình mày kìa, kéo 500 anh em đến xử lý nó.

Lúc này, Acid Arachidonic như “phú ông” trong khu, đem vàng bạc đến bảo Melanocyte rằng: “Mày cứ đánh, tiền bạc anh tài trợ hết”. Còn FGF như nhà triết học bên tai rao giảng về đạo lý trượng nghĩa phải bảo vệ gia đình hết mình. VEGF thì mở sẵn các mạch máu, dọn đường rộng rãi sạch đẹp và bảo: “Chỉ cần anh quyết đánh, sau 5 phút quân mình sẽ đông như quân Nguyên, nhìn đâu cũng thấy mặt.”

Thiên thời – địa lợi – nhân hoà như vậy, Melanocyte không thể nào không đưa 5.000 anh em melanin lên phủ khắp các vùng da tổn thương đó. Và nghe đến đây, chắc chúng ta cũng hiểu được việc ức chế Plasmin có ý nghĩa lớn thế nào trong điều trị nám. Không cần tác động vào quá nhiều cơ chế nhỏ lẻ, Tranexamic Acid tác động thẳng vào Plasmin, chỉ cần Plasmin không xuất hiện, “trận chiến” kể trên cũng sẽ không xảy ra, thiên hạ thái bình.

Hình 6 – Tranexamic Acid trong điều trị nám thông qua cơ chế ức chế Plasmin

Và dĩ nhiên, Tranexamic Acid là một chất ức chế Plasmin mạnh mẽ, bằng cách liên kết thuận nghịch 4-5 vị trí thụ thể lysine trên plasminogen.

b.Giảm hình thành mạch

Như hình 4, chúng ta có thể thấy, bên cạnh ức chế chuyển hóa Plasmin từ đó giảm thiểu việc Plasmin kích thích sản sinh VEGF gây tăng sinh mạch máu. Tranexamic Acid còn tiếp tục ức chế thêm vào quá trình Plasmin kích thích sản sinh VEGF, từ đó ngăn tăng sinh mạch máu và cải thiện tình trạng giãn mạch hiệu quả.

Đây là yếu tố mang đến giá trị cao trong điều trị nám. Bởi cơ chế bệnh sinh của nám không chỉ tập trung xoay quanh tế bào hắc tố, mà giãn mạch cũng là một nguyên nhân gây hình thành nám, sắc tố. Có một số giả thuyết rằng sự gia tăng mạch máu, giãn mạch và viêm dẫn đến các mao mạch ở da trong các tổn thương nám trở nên ngày càng dễ thấm. Các mao mạch bị rò rỉ tế bào hồng cầu, góp phần làm tăng sắc tố có thể do ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng từ các thiết bị điện tử.

Hình 7 – Giãn mạch là một trong những cơ chế bệnh sinh cần quan tâm trong điều trị nám

Đặc biệt, với làn da người Việt, tình trạng nám thường đi đôi với giãn mạch khiến việc điều trị nám càng trở nên thách thức và tỷ lệ tái phát cao. Kết hợp điều trị nám và giãn mạch song hành chính là chìa khóa cho công thức điều trị nám hiệu quả và bền vững.

c. Cơ chế giảm số lượng và sự phát triển của tế bào Mast:

Đây cũng là 1 trong những cơ chế quan trọng và giá trị của Tranexamic Acid trong điều trị nám. Bởi bên cạnh Plasmin, tế bào Mast cũng đóng vai trò quan trọng tác động đến nhiều con đường hình thành sắc tố.

Hình 8 – Tranexamic Acid điều trị nám thông qua ức chế tế bào Mast

Theo báo cáo lâm sàng năm 2016 của Khoa Y, Đại học Quốc gia Seoul, nghiên cứu về đặc điểm mô học của nám cho thấy một số đặc trưng của các tình trạng da nám như:

  • Bất thường ma trận ngoại bào ECM: Biểu hiện này thường được gọi là thoái hoá mô đàn hồi do ánh sáng hay lão hoá da do ánh sáng. Khi này, lượng chất đàn hồi ở da sẽ cuộn cao, phân mảnh, có hình dạng bất thường và không đồng đều chất liệu đàn hồi. Lúc này da sẽ kích thích các yếu tố tăng trưởng bFGF và các cytokine tạo hắc tố từ đó gây hình thành nám.
  • Tổn thương màng đáy: 83% mẫu mô da nám trong nghiên cứu đều có màng đáy bị tổn thương đến 95.5%, điều này sẽ tạo điều kiện cho các melanin len lỏi từ thượng bì xuống lớp bì, gây nên tình trạng nám chân sâu khó điều trị. Nguyên nhân việc này đến từ việc tổn thương da, do tiếp xúc tia cực tím lâu dài, làm tăng cao nồng độ MMP-2 và MMP-9, gây suy giảm Collagen loại IV trong da. Từ đó gây ra màng đáy bị phá vỡ và tổn thương.
  • Tăng mạch máu: Do tác động ánh sáng mặt trời gây tăng các yếu tố tăng trưởng như VEGF, FGF-2, TGF-β2 kích thích tăng sinh mạch máu quá mức. Từ đó kích thích các Cytokine tạo hắc tố mạnh mẽ và hình thành lên nám
  • Tăng số lượng tế bào Mast: Nghiên cứu cho thấy tế bào Mast ở các vùng da nám cao hơn đáng kể so với cả vùng da quanh sẹo. Tế bào Mast được cho là yếu tố bắt đầu hình thành tình trạng tăng sắc tố biểu bì và nám.

Và như hình ảnh trên, chúng ta có thể thấy tế bào Mast kích thích giải phóng Histamine, từ đó kích thích sự tăng sinh và vận chuyển của các tế bào Melanocyte. Bên cạnh đó, tế bào Mast cũng khởi đầu cho các vấn đề như: Bất thường ma trận ngoại bào ECM, Phá vỡ màng đáy và Tăng sinh mạch máu. Từ đó gây nên tình trạng nám da.

Hình 9 – Tranexamic Acid điều trị nám thông qua làm giảm đáng kể số lượng tế bào Mast

Tranexamic Acid được nghiên cứu thấy có khả năng làm giảm SỐ LƯỢNG và SỰ PHÁT TRIỂN của các tế bào Mast, giúp ổn định lại tế bào này. Từ đó giúp giảm viêm và cải thiện nám da, cũng như ngăn ngừa tái phát nám hiệu quả.

d.Giảm các yếu tố tăng sinh hoạt động Melanocytes:

Hình 10 – Cơ chế của Tranexamic Acid trong điều trị nám thông qua nhiều con đường

Quá trình chuyển hóa Plasminogen (PA) bên cạnh chuyển hoá sang Plasmin, cũng sẽ có những tác động trực tiếp vào tế bào Melanocyte gây hình thành sắc tố, như: Tăng hoạt động Tyrosinase, Tăng số lượng sợi nhánh (đuôi gai) của tế bào hắc tố, Tăng chu vi tế bào,…Tranexamic Acid cũng có khả năng ức chế và giảm thiểu ảnh hưởng của quá trình này.

e.Giảm biểu hiện Melanin lên bề mặt da:

Các nghiên cứu mô học đã chỉ ra rằng các Melanocyte ở những vùng da bị nám tích cực tổng hợp Melanin và các Melanin trưởng thành tích tụ bất thường trong các tế bào biểu bì lân cận. Quá trình chuyển hóa Plasminogen có thể giúp vận chuyển, tăng sinh và biệt hoá các Melanin này lên trên bề mặt da. Tranexamic Acid sẽ giảm liên kết giữa Melanocyte và Keratinocyte. Ngăn chặn biểu hiện Melanin lên bề mặt da.

f.Ức chế Tyrosinase:

Bên cạnh ức chế Plasmin và từ đó ngăn ngừa sản sinh Acid Arachidonic gây tăng Tyrosinase. Nhiều nghiên cứu cũng đã nhận thấy Tranexamic Acid có khả năng ức chế trực tiếp Tyrosinase, từ đó ức chế hình thành sắc tố hiệu quả.

2.Phạm vi ứng dụng Tranexamic Acid trong điều trị nám

Có thể nói phạm vi ứng dụng của Tranexamic Acid trong điều trị nám là rất rộng rãi bởi tính đa dạng của nó trong các con đường ứng dụng. Trong trị nám, Tranexamic Acid sẽ được ứng dụng qua các con đường: Tiêm mesotherapy > Uống > Peel > Bôi thoa. Trong đó, tiêm mesotherapy mang lại hiệu quả cao nhất và bôi thoa là an toàn và ít rủi ro nhất.

Hình 11 – Bôi thoa là con đường ứng dụng an toàn nhất của Tranexamic Acid trong điều trị nám

Thông thường, Tranexamic Acid dưới dạng bôi thoa trong điều trị nám sẽ được ứng dụng ở giai đoạn duy trì hoặc điều trị kết hợp. Với các trường hợp điều trị tăng sắc tố hoặc tăng hồng ban sau viêm nhẹ, Tranexamic Acid đường bôi có thể được ứng dụng đơn lẻ.

Với các tình trạng nám phức tạp hơn, Tranexamic Acid thường sẽ được sử dụng bằng phương pháp meso và peel, kết hợp thêm một số phương pháp điều trị công nghệ cao khác. Tranexamic Acid đường uống cũng được sử dụng, nhưng có nhiều hạn chế hơn các phương pháp còn lại bởi nguy cơ gây tắc mạch và hình thành huyết khối.

Dựa theo phân loại, tình trạng và nguyên nhân nám – sắc tố khác nhau, Tranexamic Acid sẽ có nhiều định hướng ứng dụng khác nhau.

a.Nám do yếu tố ngoại sinh (nám mảng, nám nắng, nám chân nông)

Đây có lẽ là phân loại dễ giải quyết nhất của nám bởi tình trạng nám chỉ trên bề mặt và chủ yếu do các nguyên nhân ngoại sinh như tia UV. Tuỳ theo mức độ nặng hay nhẹ mà mỗi bác sĩ sẽ có một phác đồ điều trị riêng biệt, tuy nhiên thường thấy là:

  • Với tình trạng nhẹ: Chỉ kết hợp bôi thoa Tranexamic Acid với 1-2 hoạt chất khác. Có thể là các hoạt chất có khả năng trị nám mạnh mẽ như Cysteamine, Hydroquinone hoặc kết hợp những hoạt chất ức chế sắc tố nhẹ nhàng hơn như Hexyl-Resorcinol, Vitamin C, Arbutin cùng với Retinol để nâng cao hiệu quả điều trị.
  • Với tình trạng trung bình: Kết hợp bôi thoa Tranexamic Acid với hoạt chất điều trị nám mạnh như Cysteamine hay Hydroquinone, kết hợp với Tranexamic Acid ở một số phương pháp khác như Peel và Meso
  • Với tình trạng nặng: Điều trị như tình trạng trung bình kết hợp thêm laser.
Hình 12 – Cysteamine Hydrochloride nên được kết hợp với Tranexamic Acid trong điều trị nám

b.Nám do yếu tố nội sinh (lão hoá, nội tiết, nám chân sâu) và Nám hỗn hợp

Với nám do yếu tố nội sinh hoặc nám hỗn hợp sẽ có nhiều cơ chế bệnh sinh và phức tạp hơn, việc điều trị cũng có nhiều thách thức hơn. Vì vậy cần tác động đa phương thức và đa phương hướng để đạt được hiệu quả điều trị nám như mong đợi. Bên cạnh sử dụng thuốc và các giải pháp để điều trị nguyên nhân nội tiết, để điều trị tình trạng nám này cần tập trung tác động vào 3 hướng:

  • Điều trị sắc tố: Ức chế sắc tố thông qua các cơ chế trực tiếp và gián tiếp khác nhau liên quan đến tế bào Melanocyte
  • Điều trị các vấn đề lão hóa/chống lão hoá: Lão hoá là một trong những nguyên nhân tác động đến cơ chế bệnh sinh của nám. Việc cải thiện SẮC TỐ VÀ LÃO HOÁ SONG HÀNH là yếu tố quan trọng để cấu thành một phác đồ điều trị sắc tố toàn diện.
  • Điều trị tình trạng giãn mạch: Yếu tố này có lẽ dành riêng cho làn da người Việt Nam bởi phần lớn tình trạng nám thường đi kèm giãn mạch do vấn đề nội tiết và tác động của corticoid. Giãn mạch và nám có mối tương quan mật thiết và tác động lẫn nhau, vì thế, điều trị SẮC TỐ VÀ GIÃN MẠCH SONG HÀNH là yếu tố quan trọng và cần thiết để mang lại hiệu quả bền vững và hạn chế tái phát trong điều trị nám.
Hình 13 – Tổng quan cơ chế phức tạp trong hình thành sắc tố

Tranexamic Acid là giải pháp hiệu quả trong điều trị tình trạng giãn mạch và hỗ trợ điều trị sắc tố, bên cạnh đó cũng hỗ trợ cải thiện lão hoá thông qua cơ chế giảm số lượng tế bào Mast. Tuy nhiên, để hoàn chỉnh phác đồ, các bác sĩ sẽ thường kết hợp thêm các phương pháp ức chế sắc tố mạnh mẽ kết hợp với giải quyết các vấn đề lão hoá. Một số phương pháp gợi ý như:

Hình 14 – Tranexamic Acid hỗ trợ cải thiện lão hoá thông qua giảm số lượng tế bào Mast

Kết hợp với Cysteamine: Cysteamine là hoạt chất điều trị sắc tố tiềm năng hiện nay đang được giới chuyên môn chú ý bởi hiệu quả mạnh mẽ, tính an toàn và khả năng đáp ứng tốt. Không chỉ dừng lại ở điều trị sắc tố, Cysteamine còn có khả năng cải thiện lão hoá mạnh mẽ nhờ khả năng hòa tan cặn Collagen lắng đọng ở da. Vì thế, đây là hoạt chất hoàn hảo để kết hợp với Tranexamic Acid cho một phác đồ điều trị nám hiệu quả, an toàn và toàn diện. Bên cạnh đó, sự kết hợp này được ứng dụng bởi phương pháp bôi thoa, có thể sử dụng lâu dài và tối ưu chi phí cho bệnh nhân.

Xem thêm về Cysteamine trong trị nám

Kết hợp với công thức Kligman: Là công thức tiêu chuẩn vàng trong điều trị sắc tố. Kết hợp Tranexamic Acid với Kligman sẽ giảm thiểu nguy cơ kích ứng và gây giãn mạch của công thức này. Tuy nhiên, cần cân nhắc và cẩn trọng khi ứng dụng bởi công thức này tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Kết hợp với meso chứa Tranexamic Acid và meso trẻ hoá: Meso là con đường mang đến hiệu quả điều trị sắc tố cao nhất của Tranexamic Acid, nhiều nghiên cứu cho thấy Meso Tranexamic Acid có thể mang lại hiệu quả tương đương Hydroquinone. Kết hợp meso Tranexamic Acid và meso trẻ hoá với các hoạt chất như HA, Yếu tố tăng trưởng EGF/FGF sẽ giúp mang lại một phác đồ điều trị nám toàn diện và hiệu quả.

Gợi ý meso trẻ hoá toàn diện Fusion F-XFC+:

Gợi ý meso căng bóng, cấp ẩm chuyên sâu Fusion F-HA

Kết hợp laser và các phương pháp trẻ hoá công nghệ cao: Kết hợp laser và các phương pháp trẻ hoá công nghệ cao như Hifu, Thermage cũng là phương pháp mang lại hiệu quả cao trong điều trị sắc tố và lão hoá song hành. Tuy nhiên, các phương pháp này sẽ gây mất nước thượng bì và có nguy cơ phản tác dụng nếu không chăm sóc kỹ càng và đúng cách. Vì thế, cần kết hợp thêm các thực phẩm chức năng bổ trợ để tối ưu hoá hiệu quả liệu trình.

Gợi ý viên uống dưỡng sáng, cấp nước và tái cấu trúc da:
Tìm hiểu thêm về hoạt chất vàng Pycnogenol hỗ trợ cải thiện sắc tố

c.Các tình trạng rối loạn sắc tố khác

Tranexamic Acid hoàn toàn có thể được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các tình trạng rối loạn sắc tố khác. Với tăng sắc tố sau viêm hoặc tăng hồng ban sau viêm mức độ nhẹ, điều trị đơn lẻ với Tranexamic Acid sẽ mang lại hiệu quả khả quan. Với mức độ nặng hơn cần kết hợp thêm các hoạt chất khác như Cysteamine hoặc Hydroquinone.

Bên cạnh đó, Tranexamic Acid đường bôi còn có thể được dùng bổ trợ để duy trì hiệu quả sau laser của các bệnh lý rối loạn sắc tố bẩm sinh như Bớt Ota, Hori, Dát cafe sữa,…

Hình 15 – Nghiên cứu lâm sàng da cải thiện tăng sắc tố sau viêm khi điều trị kết hợp với Tranexamic Acid

Công thức tối ưu của Tranexamic Acid đường bôi trong điều trị nám

Có thể chúng ta đã thấy trên thị trường có rất nhiều sản phẩm với nhiều xuất xứ và giá thành khác nhau chứa Tranexamic Acid, có thể nói Tranexamic Acid ngày càng phổ biến trong các sản phẩm dược phẩm đường bôi.

Tuy nhiên, chuyện chỉ các nhà bào chế mới hiểu: Tranexamic Acid vốn là một hoạt chất rất khó bào chế, chưa kể đến là tính thấm kém bởi cấu trúc phân tử to, khó len lỏi qua khe hở giữa các tế bào và dễ phân huỷ cũng là một trong những yếu tố gây đau đầu cho các nhà bào chế khi bào chế Tranexamic Acid.

Hình 16 – Sự thẩm thấu của hoạt chất qua da

Để bào chế ra một công thức Tranexamic Acid ổn định đã khó, làm cho Tranexamic Acid thấm tốt, hấp thu trọn vẹn vào da mà không bị phân hủy giữa chừng càng khó hơn. Một công thức Tranexamic Acid tốt hay không, có thể nói là hơn nhau ở tính thấm, tuy nhiên tính thấm ở đây không liên quan đến kết cấu mà ở phân tử hoạt chất, chính bản thân người dùng cũng khó mà kiểm chứng được điều này. Cách kiểm chứng duy nhất là trải nghiệm thử một thời gian đủ dài và chờ đợi kết quả.

Tuy nhiên, may mắn thay, một số nghiên cứu đã chỉ ra hiệu quả mạnh mẽ của Tranexamic Acid dưới công nghệ bọc Liposome. Công nghệ này sẽ giúp dẫn truyền Tranexamic Acid thấm vào da hiệu quả, giúp da hấp thu trọn vẹn hoạt chất, đồng thời bảo vệ hoạt chất không bị phân huỷ trước khi thấm vào trong da.

Hình 17 – Cơ chế phân phối hoạt chất chứa trong màng bọc Liposome vào da

Nghiên cứu này đã so sánh hiệu quả của 5% Tranexamic Acid dưới dạng bọc Liposome và 4% Hydroquinone. Kết quả cho thấy 5% Tranexamic Acid bọc Liposome có hiệu quả nhỉnh hơn, dù mức độ chênh lệch không có ý nghĩa thống kê, tuy nhiên có thể thấy, 5% Tranexamic Acid bọc Liposome có hiệu quả tương đương 4% Hydroquinone (theo kết luận của nghiên cứu).
Có thể nói, Tranexamic Acid bọc Liposome đang là công thức tối ưu của Tranexamic Acid đường bôi, được đánh giá là hiệu quả, an toàn và đầy hứa hẹn trong điều trị nám.

Nghiên cứu lâm sàng Tranexamic Acid trong điều trị nám

Hình 18 – Hiệu quả cải thiện tăng sắc tố kèm nám sau 3 tháng liên tục dùng Tranexamic Acid 2% đường bôi
Hình 19 – Hiệu quả ức chế sắc tố vượt trội của emulsion 2% Tranexamic Acid (B) so với emulsion 3% Vitamin C dạng M.A.P

Gợi ý sản phẩm chứa Tranexamic Acid trong điều trị nám

NanoMD CYNTRA Cysteamine 7.5% kết hợp Tranexamic Acid 3%

NanoMD là thương hiệu thuộc Công Ty Nghiên Cứu Y Khoa Boston Santé, có trụ sở tại Mỹ. Tự hào khi hợp tác với các nhà khoa học thế giới trong lĩnh vực: hóa học, y học, kỹ thuật sinh học…

NanoMD CYNTRA Cysteamine 7.5% kết hợp Tranexamic Acid 3%

Sản phẩm kết hợp giữa Cysteamine 7.5% nano và Tranexamic Acid 3% nano được bọc với công nghệ nano. Với nồng độ Cysteamine cao kết hợp với Tranexamic Acid. NanoMD CYNTRA sẽ tăng tác động đến nhiều con đường hình thành nám, giúp ức chế sắc tố toàn diện.

Bên cạnh đó, công nghệ bọc Nano đến từ NanoMD tạo nên sự khác biệt lớn cho hiệu quả sản phẩm. Các công nghệ bọc Nano đang được ưu tiên nghiên cứu trong việc nâng cao độ ổn định và phát huy tính thẩm thấu cũng như hiệu quả của Cysteamine.

ĐẶC BIỆT: NanoMD CYNTRA có thể sử dụng được cho tình trạng NÁM trên NỀN DA GIÃN MẠCH. Tối ưu hơn so với nhiều công thức trị nám khác trên thị trường

Hiệu quả điều trị nám trên nền da giãn mạch với NanoMD CYNTRA chứa 7.5% Cysteamine và 3% Tranexamic Acid – Được điều trị bởi BS.CKI Phạm Tăng Tùng

Với công nghệ của NanoMD CYNTRA, không chỉ ứng dụng màng bọc Nano nâng cao ổn định và tính thấm cho sản phẩm. Mà bản thân các hoạt chất Cysteamine và Tranexamic Acid cũng được cắt nhỏ dưới dạng phân tử Nano. Có thể gọi công nghệ này là “Nano trong nano”, giúp nâng cao tính thấm và phát huy tối đa hiệu quả điều trị trên da.

Hiệu quả điều trị nám với NanoMD CYNTRA chứa 7.5% Cysteamine và 3% Tranexamic Acid – Được điều trị bởi ThS. BS Nguyễn Huyền Trang

Các ưu điểm của NanoMD CYNTRA

  • Hiệu quả cao: Nhờ nồng độ Cysteamine 7.5% kết hợp Tranexamic Acid 3% cùng công nghệ bọc Nano giúp phát huy tối đa hiệu quả hoạt chất
  • An toàn: Nhờ ứng dụng các hoạt chất có cơ chế điều trị nám an toàn là Cysteamine và Tranexamic Acid. Bên cạnh đó, khả năng giảm viêm của Tranexamic Acid sẽ hạn chế tình trạng tăng sắc tố dội ngược sau các điều trị xâm lấn
  • Tiện lợi: Tích hợp 2 hoạt chất điều trị nám mạnh mẽ song hành, giúp bệnh nhân chỉ cần 1 bước bôi thoa mỗi ngày đã được X2 tác động. Tính tiện lợi nâng cao sẽ giúp bệnh nhân dễ dàng tuân thủ phác đồ, hạn chế tái phát cũng như tiết kiệm chi phí cho bệnh nhân.
  • Có thể sử dụng lâu dài trong nhiều giai đoạn: Khác với Hydroquinone hay công thức Kligman, Cysteamine và Tranexamic Acid trong NanoMD CYNTRA rất an toàn và có thể sử dụng cả trong giai đoạn điều trị tấn công đến giai đoạn duy trì lâu dài mà không gây độc tế bào hay nhiều biến chứng bất lợi trên da.
  • DÙNG ĐƯỢC TRÊN NỀN DA NÁM GIÃN MẠCH NanoMD CYNTRA xứng đáng là sản phẩm điều trị nám an toàn – hiệu quả – bền vững trong phác đồ của các bác sĩ.

Fusion F-Melaclear

F-Melaclear là một trong những sản phẩm bán chạy nhất của thương hiệu Fusion Meso, được ứng dụng trị liệu bằng phương pháp mesotherapy với công thức tối ưu dành cho da nám, tăng sắc tố.

F-Melaclear – Meso chứa Tranexamic Acid tối ưu hiệu quả điều trị nám của Fusion

Là meso cocktails chứa 5 hoạt chất nổi tiếng và ưu việt trong điều trị nám như: Tranexamic Acid, Glutathione, Resorcinol, Arbutin, Niacinamide. F-Melaclear chính xác là giải pháp chuyên sâu cho một phác đồ điều trị nám – sắc tố hiệu quả.

Hiệu quả điều trị nám sau 2 lần Meso F-Melaclear kết hợp với PRP và bôi thoa – Được điều trị bởi BS.CKI Nguyễn Thị Thu Hương

Nguồn:

https://www.mdpi.com/2079-9284/9/5/108
https://www.dermatologytimes.com/view/targeting-melasma-s-vascular-component-improves-treatment-outcomes-prevent-relapse
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26177992/
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/9204960/
https://www.mdpi.com/1422-0067/17/6/824
https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0753332215303929

 

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Bài viết liên quan