Retinol đã và đang là một thành phần, “người bạn chân ái của làn da” rất quen thuộc đối với chị em trong vai trò tái tạo và điều trị hầu hết các vấn đề về da. Hiện tại Retinol là cái tên được săn lùng rầm rộ trên thị trường điều trị da liễu. Tuy nhiên không phải với công năng điều trị cure all của mình mà bất cứ đối tượng nào hay tình trạng da nào cũng đều có thể sử dụng được Retinol. Để làm rõ vấn đề này, mời mọi người cùng VIGO theo dõi qua bài viết này nhé.
Những ai và những tình trạng nào không nên dung Retinol
1.Phụ nữ mang thai hoặc trong giai đoạn cho con bú
Vì retinol có thể gây dị tật thai nhi và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Một đánh giá được công bố vào tháng 1 năm 2014 trên tạp chí Sản khoa & Phụ khoa ước tính rằng nguy cơ trẻ sinh ra bị dị tật (thường là bất thường về sọ não, hệ thần kinh, tim mạch hoặc tuyến ức) sau khi tiếp xúc với retinoids trong tử cung là khoảng 20 đến 35% (so với 3 phần trăm cho trẻ sơ sinh nói chung, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh). Nguy cơ sẩy thai là từ 20 đến 40% đối với trẻ sơ sinh tiếp xúc với retinoids. So với 10 đến 20% nguy cơ sẩy thai tổng thể đối với tất cả phụ nữ (không chỉ những người sử dụng retinol hoặc retinoids).
Nguồn: (*) Safety of skin care products during pregnancy– https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3114665/
2.Người mắc các bệnh lý da liễu
Người mắc các bệnh lý da liễu như: Bệnh chàm da eczema, hội chứng đỏ mặt rosacea, bệnh vẩy nến psoriasis. Retinol sẽ khiến người bị hội chứng đỏ mặt càng thêm nổi mẩn, và có khả năng kích thích làm nổi các vết chàm. Còn đối với bệnh vẩy nến psoriasis, thực chất thì retinol có thể được dùng để trị bệnh này, nhưng lúc ấy bạn sẽ cần sự can thiệp của bác sỹ.
3.Tình trạng da sau điều trị bằng các phương pháp xâm lấn hay máy móc CNC
Làn da sau khi điều trị bằng các phương pháp Peel da. Lăn kim, tiêm meso, laser.. cần có thời gian phục hồi, tái cấu trúc tế bào và các phương pháp điều trị này ít nhiều chắc chắn đều để lại những tác động tổn thương trên bề mặt.
Tùy vào mức độ xâm lấn nông sâu. Tổn thương nhiều hay ít mà thời gian nghỉ dưỡng sẽ rơi vào từ 2-4 tuần. Sau khi làn da trở lại trạng thái bình thường có thể cân nhắc sử dụng lại Retinol. Để đảm bảo hơn nên có sự tham vấn của bác sĩ da liễu hay chuyên viên có kinh nghiệm.
4.Tình trạng da trong thời kỳ cấp tính hay có tình trạng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn
Tình trạng da bị Breakout, mụn quá phát lan tràn. Bùng phát mụn sau nhiễm corticoid, vết thương hở chảy dịch, áp xe… Trong giai đoạn cấp tính với các biểu hiện rầm rộ trên da như: Sưng, nóng, đỏ, đau. Cần can thiệp bởi các biện pháp xử lý khác như kháng sinh, kháng viêm tại chỗ hoặc toàn thân. Sau khi các triệu chứng khỏi hẳn mới bắt đầu sử dụng Retinol.
Tham khảo: Hướng dẫn cách xử lý tác dụng phụ khi sử dụng Retinol
5.Người có làn da quá nhạy cảm
Với làn da quá nhạy cảm các cấu trúc tế bào. Các thần kinh thụ cảm rất dễ gặp phải những phản ứng bất lợi khi sử dụng hoạt chất có khả năng hoạt động mạnh mẽ trên da như Retinol. Với cơ chế thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào nhanh chóng trên nền da nhạy cảm. Các tế bào không kịp phục hồi và hàng rào bảo vệ da cũng có nguy cơ bị suy yếu rất nhiều. Da dễ bị tổn thương bởi các tác nhân từ môi trường bên ngoài như: Tia UV, không khí, khói bụi, vi khuẩn v.v.
Để đảm bảo an toàn cho những làn da mong manh này, tốt nhất không khuyến khích dùng retinol. Trong trường hợp thật sự cần thiết, nên có sự theo dõi và chỉ định của bác sĩ da liễu.
Bản chất Retinol có thể điều trị được rất nhiều các vấn đề của da. Tuy nhiên nên nhận định và đánh giá tình trạng da kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định lựa chọn. Retinol điều trị nói riêng và tất cả các hoạt chất điều trị da nói chung nhé. Chúc các bạn thành công!