VAI TRÒ CỦA YẾU TỐ TĂNG TRƯỞNG EGF/ FGF TRONG ĐIỀU TRỊ SẸO VÀ PHỤC HỒI DA 

I/ TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU TRỊ SẸO

Sẹo là gì? Điều trị sẹo là gì?

Sẹo được hình thành là kết quả của quá trình lành vết thương. Collagen được xem là yếu tố quyết định sự hình thành sẹo. Tuỳ vào mức độ tổn thương, yếu tố tác động,… sẽ hình thành nên các loại sẹo khác nhau. Có 2 loại sẹo phổ biến là sẹo lõm và sẹo lồi (còn gọi là sẹo phì đại).

Điều trị sẹo là quá trình tác động của các yếu tố xâm lấn vào các mô sẹo, nhằm thúc đẩy cải thiện quá trình tái tạo và tăng sinh collagen để làm đầy sẹo. Bằng các phương pháp kết hợp khác nhau như tách sẹo, laser, peel, lăn kim, mesotherapy, PRP, bôi thoa (đối với sẹo mới),… có thể thúc đẩy quá trình làm đầy sẹo diễn ra hiệu quả hơn.

Có các loại sẹo nào phổ biến? Đặc điểm và Nguyên nhân hình thành.

  • Sẹo lồi

Do sự hình thành quá mức của các mô xơ sau tổn thương. Các mô xơ không ngừng tăng sinh, thường lồi hẳn lên trên bên mặt da và lan rộng ra khỏi ranh giới của vết thương. Dẫn đến tạo thành sẹo lồi.

Sẹo lồi là sự hình thành quá mức của các sợi collagen trong quá trình lành thương và sẹo lồi không tự nhỏ đi hay biến mất theo thời gian.

Đặc điểm: 

  1. Sẹo lồi thường tăng sinh và phát triển rộng ra khỏi vết thương. Có thể được hình thành từ một vết đốt của côn trùng, mụn trứng cá,…
  2. Bằng mắt thường có thể thấy sẹo lồi hình dạng như có vỏ bọc, bề mặt nhẵn bóng, có thể chuyển dần từ đỏ sang nâu.
  3. Vùng sẹo lồi lên thường có cảm giác nhạy cảm hơn, căng tức, ngứa và khó chịu, đôi khi gây đau khi chạm vào. 

Có nhiều nguyên dân dẫn đến hình thành sẹo lồi, dưới đây là các nguyên nhân thường gặp nhất:

  1. Chế độ ăn uống không phù hợp
  2. Yếu tố di truyền
  3. Các vết thương bị nhiễm khuẩn và có dị vật bên trong
  4. Nặn mụn không đúng cách

 

  • Sẹo lõm

Sẹo lõm xuất hiện là kết quả của quá trình lành vết thương. Trong đó, collagen và elastin là hai yếu tố chủ yếu quyết định sự hình thành sẹo lõm. Do sự tăng sinh và phát triển không ổn định, thiếu hụt và dễ bị đứt gãy của collagen và elastin, dẫn đến hình thành sẹo lõm với nhiều hình dạng khác nhau. 

Trong quá trình tạo thành sẹo lõm mới, nếu được chăm sóc đúng cách, chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp cải thiện sẹo lõm đầy lên đáng kể.

Sẹo lõm được chia làm 3 hình dạng chính:

  1. Sẹo lõm chân vuông (Boxcar scar): Dạng chân vuông có hình chữ U, đầu tròn hoặc bầu dục, với miệng sẹo rộng và thành sắc nét. Loại sẹo này hình thành do mụn trứng cá bị vỡ, thường xuất phát từ việc nặn mụn không đúng cách, dẫn đến viêm nhiễm và tổn thương da nghiêm trọng.
  2. Sẹo lõm đáy nhọn (Ice pick scar): Sẹo chân đáy nhọn là loại sẹo lõm hẹp nhất, có đường kính dưới 2mm, sâu và giới hạn rõ với hình chữ V, ăn sâu đến lớp bì hoặc mô hạ bì. Đây là hậu quả của mụn trứng cá nặng như u nang hoặc mụn ẩn. Sẹo này tạo ra vết rỗ hẹp, dễ thấy bằng mắt thường và thường bị nhầm với lỗ chân lông to. Chúng có hình dáng giống lỗ chân lông bị phình ra nhưng sâu hơn và bề mặt hẹp hơn so với các loại sẹo khác.
  3. Sẹo lõm lượn sóng (Rolling scar): Những vết sẹo này thường xuất hiện ở vùng da dày như má dưới hoặc hàm, có dạng thoai thoải với miệng rộng và chân sâu.

Nguyên nhân hình thành:

  1. Sự bùng phát mụn trứng cá diện rộng trên da
  2. Bệnh thuỷ đậu
  3. Các vết thương do tác động vật lý hoặc động vật cắn
  4. Sau phẫu thuật

Chú thích: hình ảnh minh hoạ về tình trạng sẹo lồi; sẹo đáy nhọn, lượn sóng và đáy vuông.

Yếu tố tăng trưởng biểu bì là gì? Tiềm năng của yếu tố tăng trưởng trong điều trị sẹo và phục hồi da.

Yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGF) và tăng trưởng nguyên bào sợi (FGF) là hai thành phần được quan tâm trong việc hỗ trợ làm đầy sẹo, phục hồi da và lành thương. Cả 2 thành phần này đều tác động vào các yếu tố liên quan đến sẹo là collagen và quá trình lành vết thương. 

  • Yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGF) là một polypeptide acid chuỗi đơn với 53 gốc amino acid và trọng lượng phân tử là 5.400 dalton. Nó được tiết ra bởi tiểu cầu, đại thực bào, nguyên bào sợi và tế bào gốc trung mô có nguồn gốc từ tủy xương và được tìm thấy trong hầu hết các dịch cơ thể. 
  • Yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi (FGF) là một yếu tố tăng trưởng tiêu biểu đã cho thấy tác dụng tiềm tàng đối với quá trình sửa chữa và tái tạo mô. Ban đầu, nó được xác định là một protein có khả năng thúc đẩy sự tăng sinh nguyên bào sợi và hiện được biết là bao gồm 22 loại FGF khác nhau. 

Cả hai yếu tố EGF và FGF đều tác động chủ yếu vào các loại sẹo lõm. Vì chúng giúp collagen và nguyên bào sợi được tăng sinh và phát triển một cách “hoàn chỉnh” về mặt sinh học. Giúp các vị trí sẹo lõm được cải thiện đầy lên hiệu quả nếu được kết hợp với các phương pháp điều trị sẹo khác.

Tiềm năng và ứng dụng của EGF và FGF có ý nghĩa rất lớn đối với những bệnh nhân tiểu đường. Ngoài ra, trong da liễu nó được ứng dụng để điều trị sẹo và phục hồi da. Việc kết hợp EGF và FGF trong quá trình điều trị với các phương pháp xâm lấn khác, đã có các ghi nhận và đánh giá rất khả quan về 2 loại yếu tố tăng trưởng.

II/ VAI TRÒ YẾU TỐ TĂNG TRƯỞNG EGF/FGF TRONG ĐIỀU TRỊ SẸO & PHỤC HỒI DA

Vai trò của yếu tố tăng trưởng trong ĐIỀU TRỊ SẸO 

Trong điều trị sẹo, mục đích chính là làm cho các vị trí sẹo được đầy lên đúng với cấu trúc ban đầu của làn da. Để làm được việc đó, các phương pháp điều trị sẹo phải tác động đến sự tăng sinh và phát triển của các yếu tố bao gồm collagen, elastin, nguyên bào sợi. Như vậy, yếu tố tăng trưởng EGF và FGF có thể hỗ trợ cho quá trình này.

Một trong những nguyên nhân dễ dẫn đến sẹo trên da chính là do tình trạng mụn trứng cá. Như vậy, hầu hết tình trạng sẹo hiện nay là do mụn trứng cá để lại là rất phổ biến. Vai trò của các yếu tố tăng trưởng cũng đã được chứng minh có khả năng hỗ trợ điều trị mụn và làm đầy sẹo hiệu quả.

  • Yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGF):

Yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGF) đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích sự biệt hóa biểu mô và nguyên bào sợi, tăng cường tổng hợp collagen và hỗ trợ quá trình chữa lành vết thương. 

Cơ chế EGF giúp thúc đẩy tổng hợp collagen là gián tiếp. EGF giúp thúc đẩy sự tăng sinh và hình thành nguyên bào sợi, từ đó dẫn đến kích thích sự tăng sinh collagen.

Cơ chế tăng sinh biểu bì bằng cách tăng cường sự biểu mô hoá và sự tích tụ đồng thời của mô hạt và glycosaminoglycan. Từ đó, giúp các mô đang bị tổn thương sẽ nhanh chóng được lành lại. Cơ chế này đã được chứng minh trên mô hình động vật.

Cơ chế làm giảm viêm của EGF chưa được chứng minh một cách rõ ràng. Tuy nhiên, nó có thể làm giảm viêm bằng cách làm giảm sự peroxide hóa lipid. Tuy nhiên, đối với tình trạng viêm do mụn trứng cá. EGF kháng viêm bằng cách giảm phản ứng viêm do vi khuẩn C. acnes thông qua điều chỉnh tín hiệu TLR2.

  • Yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi (FGF):

Song song đó, yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi (FGF) đóng vai trò chính là tác động vào sự hình thành hình thái của nguyên bào sợi. Giúp hỗ trợ các sợi collagen được tổng hợp và xoắn đúng cấu trúc theo mô hình dạng lưới, từ đó có thể giúp tái tạo cấu trúc da một cách hoàn hảo. Tuy nhiên, trong vai trò điều trị sẹo FGF còn tác động vào nhiều cơ chế khác, giúp các mô sẹo được đầy lên một cách hiệu quả.

Cơ chế tăng sinh nguyên bào sợi của FGF là thực hiện nhiều chức năng thông qua việc liên kết và kích hoạt các thụ thể yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi (FGFR) và tín hiệu chính thông qua việc kích thích FGFR là con đường kinase RAS/MAP.

Cơ chế tăng sinh collagen của FGF hiện nay chưa được nghiên cứu cụ thể. Tuy nhiên, vẫn ghi nhận và đánh giá được khả năng kích thích tăng sinh collagen khi có sự hiện diện của FGF. FGF thúc đẩy cho collagen tăng sinh và bện lại với nhau theo cấu trúc dạng lưới. Giúp chống đỡ da hiệu quả hơn.

Cơ kháng viêm của FGF, cụ thể là FGF21 có thể giảm viêm và oxy hoá bằng cách điều chỉnh sự phân cực của đại thực bào, thông qua con đường AMPKα/NF-κB.

  • Công dụng của EGF/FGF trong hỗ trợ điều trị sẹo

Qua các cơ chế được đề cập bên trên của EGF và FGF. Nhiệm vụ chính của EGF và FGF trong điều trị sẹo chính là làm kích thích tăng sinh nguyên bào sợi. Từ đó, kích thích sự tổng hợp các sợi collagen “chất lượng”, có tính đàn hồi tốt.

Ngoài ra, trong quá trình điều trị sẹo, các mô sẹo sẽ được thực hiện xâm lấn bằng các phương pháp khác nhau. Việc xâm lấn lên các mô sẹo, là tạo ra các tổn thương mới, sau đó sẽ áp dụng các phương pháp kích thích lành thường, tổng hợp collagen và elastin. Giúp các mô sẹo đó được đầy lên một cách hiệu quả nhất.

Như vậy, trong điều trị sẹo bằng các phương pháp xâm lấn, kết hợp bôi thoa hoặc dẫn truyền tinh chất meso có chứa EGF/ FGF, sẽ giúp các mô sẹo đầy lên một cách hiệu quả hơn. 

Vai trò của yếu tố tăng trưởng trong PHỤC HỒI DA 

Quá trình phục hồi da có liên quan mật thiết đến tế bào biểu mô. Chúng đóng vai trò quan trọng trong quá trình lành thương, tăng sinh và tái tạo tế bào mới. Vậy cùng tìm hiểu rõ hơn về sự tương tác giữa EGF/ FGF đến tế bào biểu mô và quá trình phục hồi da diễn ra như thế nào.

  • Biểu mô và quá trình “chữa lành” làn da

Có thể tưởng tượng như thế này, các tế bào biểu mô sẽ giống như những “viên gạch”, các “viên gạch” này xếp chồng lên nhau tạo thành mô biểu mô, “một bức tường”. Khi “một bức tường” được vững chắc và kiên cố, khi các “viên gạch” phải thật sự vuông vức, đúng kích thước, tỉ lệ ban đầu. Khi “viên gạch” bị mẻ, lõm, không đúng tỉ lệ sẽ dẫn đến sự không bền vững của “bức tường”. 

Như vậy, biểu mô cũng như  “viên gạch”, nếu chúng gặp các tác nhân làm chúng không được hoạt động một cách bình thường, thì sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cấu trúc của da. Các tình trạng chung mà khi chúng ta cần phục hồi làn da là khi bị tổn thương, sau tình trạng mụn, sau khi xâm lấn hoặc da bị nhiễm corticoid.

Khi có các tổn thương trên da, không nhất thiết là những vết thương hở chảy máu, mà các tổn thương do mụn, over treatment, hay do corticoid. Thì quá trình biểu mô hoá sẽ luôn diễn ra (quá trình lành thương). Quá trình này sẽ liên quan đến các tế bào chính là tế bào sừng, nguyên bào sợi, tế bào miễn dịch,… Khi có một vị trí nào trên da bị tổn thương, các tế bào sừng xung quanh sẽ được hoạt hoá và truyền các tín hiệu đến các tế bào khác. Tế bào sừng sẽ hình thành “chân giả” để di chuyển đến vị trí da bị tổn thương để “vá chúng lại”. Sau đó, các tế bào khác được truyền tín hiệu, trong đó đặc biệt là các tế bào miễn dịch, chúng sẽ tiết ra cytokine và các yếu tố tăng trưởng phải kể đến chính là EGF và FGF, để thúc đẩy cho quá trình “chữa lành” làn da được diễn ra nhanh hơn. 

Về các tổn thương cơ bản, chúng ta còn chưa “đảm bảo” được các tế bào miễn dịch sẽ hoạt động bình thường và tiết ra EGF/ FGF nhằm thúc đẩy quá trình “chữa lành” làn da. Đối với trường hợp nhiễm corticoid, nó ức chế toàn bộ các tế bào miễn dịch, và làm rối loạn những chức năng khác của làn da. Gây ra nhiều biến chứng, bệnh lý và những tác hại khôn lường khi sử dụng corticoid một cách thiếu hiểu biết.

Vì vậy, việc bổ sung EGF và FGF từ bên ngoài để hỗ trợ cho quá trình phục hồi lại làn da ban đầu là rất cần thiết. Các yếu tố tăng trưởng EGF và FGF sẽ giúp quá trình phục hồi làn da diễn ra nhanh hơn và ít gây ra các tác dụng phụ hơn.

Chú thích: hình ảnh mang tính chất minh hoạ cho việc bổ sung các yếu tố tăng trưởng từ bên ngoài nhằm hỗ trợ quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn.

III/ NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ CỦA EGF/FGF TRONG ĐIỀU TRỊ SẸO & PHỤC HỒI DA

Trong lĩnh vực da liễu, yếu tố tăng trưởng EGF và FGF giúp hỗ trợ điều trị tình trạng sẹo và hỗ trợ cải thiện lại hàng rào bảo vệ da. Giúp da cải thiện sẹo tốt hơn và hàng rào bảo vệ da được khỏe hơn.

Trong một nghiên cứu của Ratanapokasatit, Y., & Sirithanabadeekul, P. (2022), bác sĩ thực hiện phương pháp Laser Fractional CO2 kết hợp sử dụng yếu tố tăng trưởng biểu bì trên 14 bệnh nhân nam và 7 bệnh nhân nữ.

Phương pháp thực hiện nghiên cứu là mù đơn, cho thấy tính khách quan và minh bạch của nghiên cứu. Kết quả được ghi nhận trên 21 người tham gia và hoàn thành nghiên cứu, các tình trạng sẹo được cải thiện đáng kể sau 1 tháng và 3 tháng điều trị Laser Fractional CO2 kết hợp EGF. Trong đó, nhóm đối chứng là thực hiện Laser Fractional CO2 kết hợp với giả dược. Ngoài ra, trong kết quả còn ghi nhận thêm tác dụng làm giảm sắc tố của EGF do Laser Fractional gây ra.

Chú thích: Ảnh chụp lâm sàng của nam giới 29 tuổi; Hình 1A–1C cho thấy bên được điều trị bằng yếu tố tăng trưởng biểu bìHình 1D–1F cho thấy bên được điều trị bằng giả dược. (A) và (D) là ban đầu. (B) và (E) là một tháng sau điều trị. (C) và (F) là ba tháng sau điều trị.

Trong một nghiên cứu khác của Hiệp hội Da liễu Brasileira (2021), các bác sĩ thực hiện điều trị sẹo trên 2 nhóm. Nhóm 1 bằng phương pháp vi kim và nhóm 2 bằng phương pháp vi kim kết hợp với EGF. Kết quả điều trị cũng cho thấy ở nhóm 2 có sự cải thiện sẹo tốt hơn, và có sự giảm porphyrin.

Chú thích: Hình ảnh cho thấy sự giảm sự hiện diện của porphyrin trong nhóm điều trị: vi kim với việc cung cấp thuốc EGF. A: vi kim. B: vi kim + EGF; 1: bắt đầu điều trị – Thời gian 0/dòng cơ bản, 2: kết thúc điều trị – Thời gian 4/90 ngày

Chú thích: Hình ảnh so sánh tình trạng da của bệnh nhân trong nhóm điều trị 1 và 2 khi bắt đầu và kết thúc theo dõi. A: vi kim, B: vi kim + EGF; 1: bắt đầu điều trị – Thời gian 0/ban đầu, 2: kết thúc điều trị – Thời gian 4/90 ngày.

Giới thiệu sản phẩm F-MESOMATRIX 

Từ các thông tin về EGF và FGF bên trên, cũng có thể thấy 2 thành phần này không thể thiếu trong quá trình lành thương. Mà chúng còn có tác dụng hiệu quả đối với tình trạng sẹo. Và sẹo cũng là một trong những tình trạng kém thẩm mỹ trên da, làm chúng ta mất tự tin.

Hiểu được, nhãn hàng FUSION MESO với kinh nghiệm bào chế các công thức tinh chất meso đã cho ra mắt F-MESOMATRIX. Tinh chất meso F-MESOMATRIX được các bác sĩ ưa chuộng và tin cậy để thêm vào các phác đồ điều trị sẹo.

Sản phẩm F-MESOMATRIX chứa các thành phần:

  1. EGF (growth factor): Yếu tố tăng trưởng tế bào thượng bì. EGF là các protein tự nhiên có khả năng kích thích tăng sinh tế bào. Đặc biệt, là các tế bào biểu bì da.
  2. FGF (growth factor): Yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi. FGF là các protein đa chức năng có vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy nhanh quá trình lành vết thương và ngăn ngừa lão hóa nhiều loại tế bào.
  3. Hyaluronic acid: Nuôi dưỡng, giữ ẩm cho da. Lấp đầy khoảng gian bào bằng liên kết với nước, giảm vết nhăn do rạn da gây ra.
  4. Cica-Centella asiatica extract: Có khả năng kích hoạt quá trình phân chia tế bào và kích thích sự tổng hợp Collagen của mô liên kết, thúc đẩy sự hình thành tế bào da, giúp nhanh liền vùng da tổn thương, kháng viêm, dịu da, làm da căng mịn tươi trẻ.

Với công thức “tối giản” nhưng mang lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị sẹo, giúp các tình trạng sẹo được đầy lên hiệu quả khi kết hợp với các phương pháp khác. Ngoài ra, với công nghệ khử trùng cao cấp Sterile A giúp loại bỏ hoàn toàn các vi sinh vật và tạp chất, nhưng vẫn giữ được thành phần hoạt tính. Được bào chế với công thức đạt tiêu chuẩn dược phẩm GMP. Nên sản phẩm có thể dùng để bôi lên các vết thương hở, trong quá trình điều trị sẹo.

Kết Luận

Tóm lại, tình trạng sẹo trên da chủ yếu được chia làm 2 loại chính là sẹo lõm và sẹo lồi. Yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGF) và tăng trưởng nguyên bào sợi (FGF) đã được nghiên cứu và chứng minh tác động chính vào các loại sẹo lõm. Giúp mô sẹo được đầy lên một cách hiệu quả trong quá trình điều trị sẹo. Ngoài ra, cả EGF và FGF là 2 yếu tố quan trọng trong quá trình lành vết thương và phục hồi da. Tinh chất meso F-MESOMATRIX là một lựa chọn lý tưởng cho quá trình điều trị sẹo và lành vết thương. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Bài viết liên quan