GLYCATION ( Quá trình đường hóa) tác động thế nào đến lão hóa da

Đường glucose, mặc dù là nguồn năng lượng quan trọng cho cơ thể, nhưng cũng đồng thời gắn bó chặt chẽ với quá trình glycation (đường hóa). Điều này sẽ làm biến tính cấu trúc protein da từ đó đẩy nhanh tiến trình lão hoá da.

Đáng chú ý, glycation không chỉ là vấn đề nội sinh mà còn được tác động mạnh mẽ bởi các yếu tố bên ngoài, như chế độ ăn uống không lành mạnh và môi trường ô nhiễm. Tất cả khiến cho việc kiểm soát glycation trở nên khá phức tạp. Do đó để đẩy lùi lão hoá da hiệu quả, bạn cần nắm rõ cơ chế để tìm được cách can thiệp hiệu quả, tác động vào gốc rễ của quá trình này.
Cùng đọc ngay bài viết sau đây nhé!

TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH GLYCATION

Glycation là gì?

Da của chúng ta là cơ quan lớn nhất tiếp xúc với môi trường bên ngoài, trải qua quá trình lão hóa do ảnh hưởng của cả yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Nếu tia UV là nguyên nhân điển hình gây lão hoá da ngoại sinh thì quá trình glycation chính là một trong những nhân tố tác động lớn nhất đến lão hóa da nội sinh.

Làn da chịu tác động từ cả yếu tố ngoại sinh (tia UV) lẫn nội sinh (quá trình glycation) gây lão hoá

Glycation là quá trình hóa học tự nhiên xảy ra trong cơ thể khi đường huyết (glucose) kết hợp với protein trong da (như collagen) để tạo ra các phức hợp mới được gọi là Advanced Glycation End Products (AGEs). Quá trình này diễn ra chủ yếu khi lượng đường trong máu dư thừa, và các sản phẩm cuối cùng của glycation, tức là AGEs, có thể gắn kết với các cấu trúc protein khác trong cơ thể. Đây không chỉ là một phần quan trọng của quá trình lão hóa da, mà còn là nguyên nhân gốc rễ tác động mạnh mẽ đến sức khỏe và trạng thái của làn da.

Glycation xảy ra khi đường (glucose) kết hợp với protein

AGEs có khả năng tạo ra liên kết chéo, hình thành cầu nối hóa học giữa các protein hoặc các phân tử có kích thước lớn khác. Các thành phần trải qua liên kết chéo thường trở nên cứng hơn, ít đàn hồi hơn và có xu hướng dễ vỡ. Điều này dẫn đến sự thay đổi cấu trúc protein, làm mất đi tính đàn hồi và sự linh hoạt của collagen, góp phần đáng kể vào quá trình xuất hiện các dấu hiệu lão hóa da như nếp nhăn, suy giảm độ đàn hồi và các vấn đề sắc tố.

Glycation làm mất đi tính đàn hồi và sự linh hoạt của collagen

Ngoài ra, AGEs cũng có thể góp phần vào tình trạng viêm nhiễm và làm tăng nguy cơ các bệnh liên quan đến tuổi tác khác như tiểu đường, bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch, suy thận, thoái hóa điểm vàng và Alzheimer.

Con đường hình thành AGEs – sản phẩm cuối cùng của quá trình Glycation

Phản ứng Maillard (The Maillard reaction)

Phản ứng Maillard bắt đầu khi đường huyết (thường là glucose) tương tác với amino acid trong protein ở nhiệt độ cao. Quá trình này bao gồm một loạt các bước phản ứng phức tạp, trong đó các amino acid và đường tạo ra các hợp chất không dễ bị phân hủy, được gọi là Amadori products. Các Amadori products sau đó tiếp tục trải qua các phản ứng khác để tạo thành Advanced Glycation End Products (AGEs). Đây là quá trình chủ yếu xảy ra trong thực phẩm được chế biến ở nhiệt độ cao và cũng diễn ra trong cơ thể. Một ví dụ điển hình của phản ứng Maillard là màu nâu và xơ cứng của vỏ bánh nướng.

Còn trong cơ thể, phản ứng này dẫn đến sự tích tụ các tổn thương ngẫu nhiên ở protein ngoại bào, từ đó tác động xấu đến chức năng sinh học dẫn đến lão hóa da và gây biến chứng ở một số bệnh mãn tính.

Con đường tự động oxy hóa (Sugars auto-oxidation pathway)

Con đường này liên quan đến việc các phân tử, đặc biệt là đường, tự động tương tác với oxy từ không khí. Các chất tạo ra từ quá trình này có thể tương tác với protein để hình thành AGEs.

Con đường peroxy hóa lipid (Lipid peroxidation pathway)

Trong con đường này, các axit béo không bão hòa (ví dụ: omega-3 và omega-6) trong mô cơ thể trải qua quá trình peroxy hóa. Các phản ứng này bắt đầu khi lipid tương tác với oxy từ không khí hoặc từ các nguồn khác. Các chất tự do oxy hóa tạo ra từ quá trình peroxy hóa này có thể tương tác với các cấu trúc khác, như protein trong da (collagen), và góp phần vào sự hình thành AGEs.

Con đường polyol (Polyols pathway)

Con đường polyol, hay còn gọi là con đường đường hóa, xảy ra khi glucose được chuyển đổi thành sorbitol thông qua một chuỗi các phản ứng hóa học. Sorbitol, một polyol, có thể tương tác với các protein và tạo ra các sản phẩm cuối cùng của glycation, tức là AGEs. Quá trình này đặc biệt phổ biến đối với các tình trạng nồng độ glucose cao, như tiểu đường.

Nguồn gốc hình thành AGEs

Nguồn gốc hình thành AGEs xuất phát từ cả nguồn ngoại sinh và nội sinh. AGEs có thể được hấp thụ từ môi trường bên ngoài thông qua tiêu thụ thực phẩm hoặc cũng có thể được tạo ra nội sinh, tức hình thành trong cơ thể.

AGEs xuất phát từ cả nguồn ngoại sinh và nội sinh

Hấp thụ từ môi trường ngoại sinh

Thực phẩm chúng ta tiêu thụ là một trong những nguồn chính sản sinh ra AGEs, đặc biệt là những thực phẩm chứa nhiều đường hoặc trải qua quá trình chế biến nhiệt độ cao, như thực phẩm chiên, nướng, hoặc nấu. Trong quá trình này, glycation xảy ra và tạo ra AGEs, khi chúng ta ăn những thực phẩm này, chúng được hấp thụ vào cơ thể. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tiêu thụ quá nhiều AGEs có thể dẫn đến viêm và stress oxy hóa, có tác động đến nhiều tình trạng bệnh mãn tính. Đặc biệt với làn da, tình trạng stress oxy hoá có khả năng tấn công và làm tổn thương tế bào da, gồm cả collagen và DNA. Điều này dẫn đến nhiều dấu hiệu lão hoá nghiêm trọng như sự giảm đàn hồi của da, nếp nhăn, tăng nguy cơ viêm nhiễm và đốm nâu trên da.

Ngoài ra, khói thuốc, bức xạ UV, kim loại nặng, peroxide, acetaldehyde (một sản phẩm chuyển hóa của rượu) đều là các tác nhân liên kết chéo mạnh. Gốc tự do thúc đẩy hình thành nhiều dạng liên kết chéo và bản thân chúng cũng có thể tự tạo liên kết chéo theo cách riêng. Như đã đề cập, liên kết chéo là sự hình thành cầu nối hóa học giữa các protein hoặc các phân tử có kích thước lớn khác. Các thành phần trải qua liên kết chéo thường trở nên cứng hơn, ít đàn hồi hơn và có xu hướng dễ vỡ. Điều này dẫn đến sự thay đổi cấu trúc protein, làm mất đi tính đàn hồi và sự linh hoạt của collagen, góp phần đáng kể vào quá trình xuất hiện các dấu hiệu lão hóa da như nếp nhăn, suy giảm độ đàn hồi và các vấn đề sắc tố.

Hình thành nội sinh

Cơ thể chúng ta cũng có khả năng sản xuất AGEs một cách tự nhiên thông qua quá trình glycation. Khi lượng đường huyết dư thừa, đường và protein có thể tương tác để tạo ra các sản phẩm glycation, từ đó tạo ra AGEs. Điển hình là với những bệnh nhân tiểu đường. Đặc điểm lâm sàng chính của tiểu đường là nồng độ cao glucose trong máu. Vì tốc độ phản ứng hóa học tỉ lệ với nồng độ của chất phản ứng, lượng glucose càng cao, tốc độ các phản ứng glycation và tạo liên kết chéo càng tăng. Khi liên kết chéo diễn ra, thành mạch sẽ trở nên cứng, giòn và ít có khả năng co giãn theo nhịp tuần hoàn, bên cạnh đó các mao mạch cũng giảm đi tính thấm đối với các dưỡng chất và oxy kéo theo nhiều biến chứng khác như chữa lành vết thương khó khăn, tổn thương thần kinh và hình thành vết loét.
Ngoài ra, quá trình này cũng có thể xảy ra trong các tình trạng nhiễm trùng, viêm nhiễm, hoặc khi cơ thể trải qua sự căng thẳng (stress).

Tóm lại, nguồn gốc hình thành AGEs sẽ đến từ 3 yếu tố chính: chế độ ăn uống không lành mạnh – môi trường ô nhiễm – tiến trình lão hoá tự nhiên.

TÁC ĐỘNG CỦA GLYCATION ĐẾN LÀN DA

AGEs ảnh hưởng đến da ở cả các lớp ngoài cùng cho đến các lớp sâu hơn bên dưới

AGEs gây ra những thay đổi bệnh lý trên da thông qua ba quá trình:

  • Đầu tiên, AGEs tương tác với các thụ thể tế bào, làm thay đổi mức độ của các phân tử tín hiệu hòa tan, chẳng hạn như cytokine, hormone và các gốc tự do.
  • Thứ hai, trong quá trình diễn ra phản ứng glycation, một số lượng lớn các gốc oxy phản ứng được giải phóng, tạo ra trạng thái căng thẳng oxy hóa, dẫn đến mức độ glutathione, Vitamin C và Vitamin E trong cơ thể giảm đáng kể. Điều này gây ra các rối loạn tổng hợp collagen trong các mô da.
  • Thứ ba, AGEs làm thay đổi các tính chất vật lý và sinh học của các protein ma trận ngoại bào ban đầu, chẳng hạn như collagen.

Từ 3 quá trình trên, làn da phải chịu những tác động nặng nề dẫn đến lão hoá từ cả các lớp bên ngoài cho đến sâu bên dưới. Cụ thể:

Ảnh hưởng của Glycation đến lớp biểu bì

  • Mất Nước và Độ Ẩm
    AGEs có thể tác động đến khả năng giữ nước của lớp sừng. Việc tích tụ AGEs có thể làm tăng sự cứng và giảm tính linh hoạt của lớp sừng, làm cho da trở nên khô và mất ẩm.
  • Tăng Nguy Cơ Da Khô và Bong Tróc
    Do ảnh hưởng đến sự linh hoạt của lớp sừng, AGEs có thể tăng nguy cơ da khô và bong tróc. Điều này có thể làm giảm khả năng bảo vệ của lớp sừng chống lại mất nước và tác động của yếu tố môi trường.
  • Tăng Nguy Cơ Tổn Thương và Viêm Nhiễm
    Sự tồn tại của AGEs có thể kích thích quá trình viêm nhiễm trong lớp biểu bì, làm tăng nguy cơ tổn thương và gây hại cho các tế bào. Sự mất cân bằng này có thể dẫn đến các vấn đề da liễu như mụn, đỏ, và khả năng tự phục hồi của làn da giảm.
  • Mất Cân Bằng Hệ Vi Sinh
    AGEs có thể kích thích sự tự phát của cytokines và chất gây viêm nhiễm, tạo điều kiện cho môi trường vi khuẩn và nấm phát triển. Điều này có thể dẫn đến sự mất cân bằng trong hệ thống bảo vệ da, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và các vấn đề da khác.
  • Lão Hoá Thượng Bì
    AGEs cũng là tác nhân chính gây lão hoá thượng bì bằng cách thúc đẩy quá trình viêm nhiễm và mất cân bằng nước. Viêm da mãn tính do sự tích tụ của AGEs có thể dẫn đến da khô ráp và mất sự đàn hồi, tạo điều kiện cho việc xuất hiện nếp nhăn và các dấu hiệu lão hóa. Đồng thời, tình trạng khô da và mất nước cũng làm giảm sự tươi tắn và sức sống tự nhiên của làn da, tăng nguy cơ lão hóa ở các lớp da sâu hơn.
So sánh sự khác nhau giữa làn da khỏe mạnh và da chịu ảnh hưởng của quá trình glycation

Ảnh hưởng của Glycation đến lớp trung bì

Nhiều nghiên cứu cho thấy quá trình glycation là nguyên nhân chính gây ra lão hóa. Tác động của AGEs tại lớp trung bì cũng nghiêm trọng hơn so với lớp biểu bì. Bởi trung bì là nơi tập trung nhiều yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và vẻ ngoài trẻ trung của làn da. Cụ thể:

  • Tổn Thương Collagen và Elastin
    Glycation làm tăng sự tồn tại của Advanced Glycation End Products (AGEs) trong lớp hạ bì. AGEs có khả năng kết dính và làm cứng collagen, làm giảm khả năng co giãn của elastin. Sự tổn thương collagen và elastin trong lớp hạ bì do glycation làm tăng nguy cơ da chảy xệ, mất đi độ đàn hồi và các dấu hiệu lão hóa da khác như nếp nhăn, da nứt nẻ.
  • Ảnh Hưởng Đến Mạch Máu
    Glycation cũng có thể tác động đến mạch máu trong lớp hạ bì bằng cách làm suy giảm chức năng của các mạch máu và giảm cung cấp dưỡng chất cho lớp hạ bì, làm yếu đuối cấu trúc và sức khỏe tổng thể của da.
  • Suy Giảm Chức Năng Của Tuyến Dầu
    Tuyến dầu là một phần quan trọng của lớp hạ bì, làm tăng độ ẩm tự nhiên của da và bảo vệ da khỏi mất nước. Glycation có thể tác động tiêu cực đến tuyến dầu, làm giảm khả năng bảo vệ tự nhiên của da, dẫn đến tình trạng da khô và thiếu độ ẩm. Từ đó khiến da rất dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây lão hoá khác ngoài môi trường.
  • Suy Giảm Năng Lượng Tế Bào Của Ty Thể
    Sự tích tụ của AGEs gây ảnh hưởng đến chức năng protein, bao gồm cả enzyme tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng, làm giảm hiệu suất của các hệ thống chuyển hóa năng lượng. Và ty thể – nơi quá trình sản xuất năng lượng diễn ra chủ yếu, cũng có thể bị ảnh hưởng bởi glycation, dẫn đến mất khả năng hoạt động hiệu quả. Từ đó làm giảm khả năng tế bào chống lại stress oxi hóa và gây tổn thương tế bào.

CÁCH ỨC CHẾ QUÁ TRÌNH GLYCATION

Ức chế quá trình glycation là một phần quan trọng của việc duy trì sức khỏe da và ngăn chặn quá trình lão hóa. Dưới đây là một số cách mà bạn có thể ức chế quá trình này:

Chế Độ Ăn Lành Mạnh:

  • Tăng cường tiêu thụ các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như rau củ, trái cây, hạt ngũ cốc nguyên hạt, vitamin C, axit linoleic, dầu mầm lúa mạch, trà xanh, dầu cây lưu ly và vitamin E,… Cần đảm bảo chế độ chống oxy hóa hợp lý, đặc biệt là trong thời gian stress.
  • Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa đường và tinh bột cao, các món chiên, nướng, quay. Thay vì ăn nhiều cơm trắng – loại thực phẩm giúp no lâu nhưng lại tạo ra nhiều glucose. Bạn có thể thay thế chúng bằng khoai tây, khoai lang, củ đậu, yến mạch, các hạt ngũ cốc,… một cách hợp lý.

Sử Dụng Mỹ Phẩm:
Mỹ phẩm giảm thiểu tác động của glycation thường đánh vào hai hướng chính:

  • Ức chế quá trình glycation: Lưu ý trong quá trình chọn lựa sản phẩm, bạn cần quan tâm đến yếu tố công nghệ, có cơ chế đặc biệt tác động được đến quá trình glycation hay không. Hiện nay không có quá nhiều sản phẩm đáp ứng được tiêu chí này, bởi công nghệ tác động đến glycation khá phức tạp. Do đó, bạn nên ưu tiên những thương hiệu có báo cáo lâm sàng chứng minh hiệu quả trong việc ức chế glycation, sản phẩm có chứa những thành phần giúp tăng cường năng lượng tế bào như ATP (Adenosine Triphosphate)
  • Giảm biểu hiện do glycation gây ra: Các sản phẩm này thường chứa những thành phần cung cấp độ ẩm, chống oxy hóa, cân bằng hệ vi sinh và trẻ hoá da chuyên sâu như THD Vitamin C, Peptides sinh học,…

Bảo Vệ Da Khỏi Tác Động Tia UV

  • Sử dụng kem chống nắng hàng ngày để bảo vệ da khỏi tác động của tia UV. Bởi tác động của tia UV có thể kích thích quá trình glycation.

Kiểm Soát Cân Nặng

  • Duy trì cân nặng lành mạnh để giảm áp lực lên hệ thống insulin và giảm khả năng dẫn đến quá trình glycation.

Tập Thể Dục Đều Đặn

  • Hoạt động thể dục có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện cường độ đường huyết và giảm nguy cơ glycation.

Hạn Chế Thuốc Lá và Rượu Bia

  • Chất chuyển hóa của rượu là acetaldehyde và khói thuốc là những tác nhân liên kết chéo mạnh mẽ. Việc giảm hoặc loại bỏ thuốc lá và giữ cho việc sử dụng rượu ở mức hợp lý có thể giúp ức chế quá trình này.

GỢI Ý SẢN PHẨM: SERUM TRẺ HOÁ VÀ KÍCH HOẠT NĂNG LƯỢNG TẾ BÀO – DEJ BOOSTING SERUM

Thông tin về thương hiệu Revision Skincare®

D·E·J Daily Boosting Serum™ là sản phẩm đến từ Revision Skincare® – thương hiệu mỹ phẩm tập trung vào sự đổi mới và tiên phong công nghệ giúp cải thiện cấu trúc da một cách đột phá. Sứ mệnh của Revision Skincare® là mang đến những sản phẩm tạo nên thay đổi ngoạn mục cho làn da mà chính bạn có thể cảm nhận rõ ràng và nhìn thấy bằng mắt thường.

Bên cạnh đó, tuy là một thương hiệu mỹ phẩm nhưng với tiêu chuẩn kiểm nghiệm lâm sàng theo nguyên tắc dược phẩm đã giúp Revision Skincare® dẫn đầu trong các thương hiệu chăm sóc da chuyên nghiệp chuẩn y khoa.

“Sự cải thiện” chính là triết lý tối thượng của Revision Skincare®, được thúc đẩy bởi đam mê trong khoa học, công nghệ và mong muốn tạo nên vẻ đẹp song hành cùng sức khỏe làn da.

Những ưu điểm vượt trội của D·E·J Daily Boosting Serum™

D·E·J Daily Boosting Serum™ tiên phong ứng dụng Công nghệ Chiết Xuất Mầm Hướng Dương (Sunflower Sprout Extract Technology) đã được chứng minh lâm sàng. Đây là công nghệ độc quyền đang chờ được cấp bằng sáng chế, giúp cung cấp năng lượng tế bào, ức chế quá trình Glycation, phục hồi và trẻ hoá làn da. Chiết xuất mầm hướng dương chứa 3 thành phần chuyển hóa thứ cấp quan trọng có lợi cho sức khỏe bền vững của làn da:

  • Adenosine Triphosphate (ATP) – Nguồn năng lượng tế bào được tìm thấy trong ty thể sẽ giảm dần theo tuổi tác và cần được bổ sung. Tăng cường ATP trong da sẽ kích hoạt tế bào hoạt động mạnh mẽ hơn.
  • Acetyl L-Carnitine – Một chất chống oxy hóa mạnh rất quan trọng để tối ưu hóa chức năng của ty thể và giảm quá trình đường hóa (glycation) protein trong da để da săn chắc và đàn hồi hơn.
  • Omega-3 Fatty Acids (EPA/DHA/ALA) – Giúp cải thiện chức năng màng đáy (lớp DEJ) và hỗ trợ chức năng hàng rào biểu bì.

Bên cạnh đó, D·E·J Daily Boosting Serum™ còn chứa Acetyl Hexapeptide-1, Chiết Xuất Hoa Diên Vỹ, các lợi khuẩn nhóm Post-biotic và tổ hợp Chống Oxy Hóa Độc Quyền giúp mang lại các hiệu quả vượt trội:

  • Bảo vệ nguồn năng lượng của da.
  • Cải thiện chất lượng Collagen và Elastin tự nhiên của da nhằm duy trì độ săn chắc và đàn hồi.
  • Cải thiện dấu hiệu tổn thương mô đàn hồi do ánh sáng bao gồm các nếp nhăn tĩnh, dạ kém săn chắc, thô ráp và không đều màu.
  • Tăng cường chức năng hàng rào bảo vệ da.

KẾT LUẬN

Cuối cùng, bạn cần biết, glycation là một phần tự nhiên của quá trình lão hóa, và không thể hoàn toàn tránh khỏi. Tuy nhiên, bằng việc hiểu và áp dụng các biện pháp ức chế, bạn có thể giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của glycation, mang lại làn da khỏe mạnh và trẻ trung hơn theo thời gian.

Để ức chế quá trình glycation và duy trì sức khỏe da, quan trọng nhất vẫn là duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm chế độ dinh dưỡng đầy đủ hợp lý, hạn chế stress, thuốc lá và rượu bia. Đồng thời dùng mỹ phẩm cấp ẩm và chứa chất chống oxy hóa, bảo vệ da khỏi tác động tia UV mọi lúc mọi nơi.

Đừng chần chừ mà hãy thiết lập cho mình một phương pháp chăm sóc, bảo vệ da toàn diện, ngăn chặn tối đa ảnh hưởng của quá trình glycation ngay từ bây giờ bạn nhé!

Nguồn tham khảo:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9655929/#:~:text=Glycation%20is%20an%20aging%20reaction,to%20be%20 decomposed%20%5B47%5D

https://onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1111/jocd.15248

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Bài viết liên quan