Phức hợp xử lý mụn độc quyền: Zn, Niacin, Trx

I.Tổng quan và cơ chế bệnh sinh của mụn trứng cá

Bệnh trứng cá là bệnh của nang lông tuyến bã (tình trạng viêm mãn tính của nang lông tuyến bã), bệnh biểu hiện với nhiều hình thái khác nhau, đa dạng về tổn thương và vị trí : những nốt sần trên da, dưới da, màu đen/trắng/cùng màu với nền da/đỏ, sưng. Mụn trứng cá không nguy hiểm tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý.

– Tuyến bã nhờn phân bố không đều, nửa người trên giàu tuyến bã nhờn (lưng, ngực).

– Tuyến bã nhờn mật độ cao vùng da đầu, trán, má và cằm 400-900 tuyến/cm².

– Thành phần chất bã nhờn gồm các chất béo dưới dạng ester hỗn hợp :

+ Triglyceride và axit béo chiếm tỷ lệ chủ yếu 40 – 60%.

+  Este  20 – 26%.

+  Squalene 11 – 15%.

+ Lipid gốc tự do chủ yếu trong bã nhờn là cholesterol.

II.Cơ chế bệnh sinh của mụn trứng cá

Tăng tiết bã

+ Số lượng các tuyến bã nhờn không đổi trong suốt cuộc đời.

+ Kích thước có xu hướng tăng lên theo tuổi.

+ Sự phát triển tuyến bã nhờn trong thời kỳ bào thai và sơ sinh được điều chỉnh bởi androgen của mẹ.

+ Androgen làm tăng tiết bã nhờn.

Dày sừng cổ nang lông tuyến bã

+ Các tế bào sừng trong các nang bình thường rụng vào lòng nang dưới dạng các tế bào đơn lẻ, sau đó được đào thải ra ngoài.

+ Trong bệnh lý mụn trứng cá, tế bào sừng tăng sinh quá mức và không rụng như bình thường.

+ Sự tăng sừng hóa ống dẫn bã nhờn là kết quả của việc tăng sinh tế bào sừng của ống hoặc giảm sự phân tách của các tế bào sừng trong ống.

+ Sự biệt hóa (thay mới) tế bào sừng bất thường có liên quan đến Psoriasin (S100A7), một thành viên của họ gen S100.

+ Microcomedone dần dần lấp đầy với nhiều lipid và sợi đơn, phát triển thành mụn trứng cá viêm/không viêm.

Nhiễm khuẩn

– Hệ vi sinh trong tuyến bã nhờn bao gồm:

+ Staphylococcus epidermidis.

+ Propionibacterium acnes (gọi tắt là vi khuẩn P.Acnes = C.Acnes).

+ Nấm men ưa mỡ (loài Pityrosporum).

– C.acnes là VK kỵ khí, gram dương, cư trú trong các nang bã nhờn.

– Nang bã nhờn cung cấp một môi trường kỵ khí, giàu lipid – cực kỳ lý tưởng cho C. Acnes.

– C.Acnes giữa người bị mụn trứng cá và người khỏe mạnh là tương đương nhau, khoảng 87% –89%.

– Những người thuộc phylotype IA là liên quan nhiều đến mụn trứng cá trung bình đến nặng.

– Phylotype IB, II và III liên quan đến da khỏe mạnh và nhiễm trùng mô sâu cơ hội.

Thâm nhiễm viêm

– Quá trình viêm bắt đầu khi C.acnes được phát hiện bởi hệ thống miễn dịch.

C.acnes kích hoạt giải phóng các yếu tố như tế bào lympho, bạch cầu trung tính và đại thực bào. Dẫn đến tổn thương nang, vỡ và rò rỉ vi khuẩn, axit béo và lipid vào lớp hạ bì xung quanh. Quá trình này sẽ làm phát sinh các tổn thương viêm chứa đầy mủ (mụn mủ, nốt sần, u nang và sẩn).

Các chủng C. acnes có độc lực cao và kháng lại kháng sinh.

Các yếu tố gây độc như lipase, protease, hyaluronate lyase, endoglycoceramidase, neuraminidase, và yếu tố Christie – Atkins – Munch-Petersen (CAMP) gây ra viêm và thoái hóa.

+ Lipase cắt bạch cầu trung tính và thủy phân chất béo trung tính của bã nhờn thành axit béo tự do, gây viêm.

+ Protease, hyaluronate lyase, endoglycoceramidase và neuraminidase có đặc tính phân hủy và hỗ trợ sự xâm nhập của C. acnes bằng cách phá vỡ các thành phần nền ngoại bào.

– Khi chất nền ngoại bào phân giải, các tế bào viêm (bạch cầu trung tính, bạch cầu đơn nhân, tế bào đuôi gai) xâm nhập vào nang lông, mang lại sự tràn dịch của vi khuẩn, keratin và bã nhờn đến lớp hạ bì, gây ra hiện tượng viêm lan rộng và sẹo.

III.Phức hợp xử lý mụn độc quyền: Zn, Niacin, Trx

 Zinc PCA

– Zinc PCA là hợp chất Zinc và L-PCA (Pyrrolidone Carboxylic Acid).

– Zn trong cơ thể khoảng 2g, trong đó 60% có trong cơ, 30% trong xương và 6% trong da.

– Zn ở lớp hạ bì bằng 1/6 lượng kẽm ở lớp biểu bì.

– Nồng độ kẽm trong huyết thanh liên quan trực tiếp đến mức độ nặng của mụn trứng cá: một nghiên cứu năm 2013, khảo sát trên 140 người chia thành 2 nhóm: nhóm không bị mụn trứng cá có nồng độ kẽm trong huyết thanh cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân bị mụn. Trong nhóm bị mụn này lại chia thành 2 nhóm nhỏ: nhóm bị mụn trứng cá mức độ nhẹ có nồng độ kẽm trong huyết thanh cao hơn nhóm bị mụn trứng cá trung bình – nặng. Điều này có thể kết luận: nồng độ kẽm trong huyết thanh tỷ lệ nghịch với độ nặng của mụn trứng cá.

– Zn kháng viêm: Đặc tính chống viêm và khả năng làm giảm số lượng vi khuẩn P. acnes, bằng cách ngăn chặn các lipase của P. acnes và giảm các axit béo tự do, giảm sản xuất các cytokine tiền viêm và TNF-α.

– Sự kết hợp giữa kẽm và Niacinamide : Nghiên cứu : Công thức 1% zinc PCA + 4% B3 + 3% B6 bôi 2 lần/ngày trong 6 tuần trên vùng da trán, má và cằm của 16 BN.

+ Kết quả cho thấy sự cải thiện các tổn thương do mụn viêm dựa trên việc giảm porphyrin, số lượng tổn thương sẩn viêm.

+ Chức năng hàng rào bảo vệ da không bị suy yếu.

– Kẽm bảo vệ da dưới tác động tia UV

+ Zinc PCA ngăn chặn sự kích hoạt protein-1 (AP-1) do tia UVA gây ra, giảm sản xuất MMP-1.

+ Zinc PCA làm tăng biểu hiện của SVCT2, dẫn đến tăng cường sản xuất collagen loại I.

 Niacinamide – hoạt chất đa nhiệm

Là một dẫn xuất của vitamin B3, một isotype amid, có tính tan trong nước.

– Niacinamide điều tiết dầu, thu nhỏ lỗ chân lông và hỗ trợ giảm mụn: Nghiên cứu chỉ ra rằng 2% Niacinamide dùng ngoài da có thể làm giảm sản sinh các thành phần glyxerit và axit béo trong bã nhờn

+ Niacinamide còn có đặc tính kháng viêm, cùng với tác dụng điều tiết bã nhờn, hoạt chất này hỗ trợ cho quá trình điều trị mụn trứng cá. Nghiên cứu thấy rằng gel niacinamide 4% tương đương với gel clindamycin 1% (thuốc bôi chính để điều trị mụn trứng cá) đối với mụn trứng cá viêm

– Ceramide là một thành phần quan trọng của hàng rào bảo vệ da (Hàng rào bảo vệ da chứa Ceramide + Axit béo chiếm 75 %). Niacinamide tăng cường chức năng hàng rào bảo vệ da bằng cách tăng hàm lượng ceramide này và axit béo tự do trong lớp sừng. Đồng thời nó còn giảm sự mất nước qua biểu bì và tăng cường tổng hợp protein (như keratin).

Một tác dụng nổi bật của Niacinamide nữa đó chính là giúp làm chậm quá trình lão hóa, hỗ trợ phục hồi tế bào, và thực hiện chức năng miễn dịch. Bởi niacinamide là tiền chất của NAD(H) và NADP(H), đóng vai trò cần thiết để tạo ra NAD/NADH và NADP/NADPH – loại coenzyme đóng góp trực tiếp vào quá trình chuyển hóa tế bào cùng khả năng chống oxy hoá mạnh mẽ. Các nghiên cứu với nguyên bào sợi ở người cho thấy niacinamide kích thích sản sinh nguyên bào sợi mới lên đến 20% và collagen tăng 54 Bên cạnh đó niacinamide còn có khả năng thâm nhập vào da dễ dàng.

Niacinamide ngăn chặn sự xuất hiện melanin ở các lớp phía trên của da. Cơ chế của quá trình này như sau :

+ Melanin được tạo ra trong tế bào sắc tố mẹ Melanocyte – nằm xen kẽ tế bào đáy ở màng đáy của thượng bì.

+ Sau khi được tổng hợp, melanin được dự trữ ở đầu tua gai của tế bào sắc tố mẹ, và sẵn sàng đợi để vận chuyển lên các lớp trên của thượng bì dưới dạng các bưu kiện Melanosome.

+ Sau đó, Melanin được vận chuyển bằng con đường:

* Thực bào: Melanin được phóng thích vào trung bì sau tổn thương của tế bào melanocyte ở lớp đáy biểu bì và sau đó bị thực bào bởi các đại thực bào sắc tố (melanophage)

* Nhập bào (endocytosis). Melanosome được thải trực tiếp vào các khoảng gian bào và sau đó bị nhập bào bởi các keratinocyte.

* Sự chuyển melanin được thực hiện thông qua sự hợp nhất màng giữa keratinocyte (tế bào sừng) và melanocyte.

+ Niacinamide giảm thời gian tiếp xúc, giảm con đường truyền tín hiệu giữa Keratinocyte và Melanocyte, dẫn tới ngăn chặn việc vận chuyển melanin, và từ đó làm giảm tình trạng thâm nám, sạm da, tăng sắc tố sau viêm.

+ Nghiên cứu chỉ ra Niacinamide 4 % hiệu quả trong điều trị nám, tuy kém hơn HQ 4%, nhưng an toàn và ít tác dụng phụ hơn so với HQ 4%.

– Giảm thâm đỏ (PIE) sau mụn nhờ cơ chế phục hồi hàng rào bảo vệ da, kháng viêm, kích thích quá trình lành thương.

 Tranexamic acid

TRX trong vai trò điều trị nám và tăng sắc tố sau viêm (PIH) – Thâm sau mụn

+ Tranexamic acid (TXA) ức chế hoạt động của plasmin, từ đó giảm arachidonic acid (AA) tự do và giảm sản xuất Prostaglandin, một chất kích thích hoạt tính của tyrosinase. Điều này có nghĩa, TRX ức chế Tyrosinase và từ đó ức chế sự tổng hợp melanin.

+ Plasmin tăng cũng làm tăng hormone kích thích tế bào hắc tố (α-melanocyte stimulating hormone – α-MSH), tăng tổng hợp melanin. TRX ức chế plasmine, từ đó ức chế α-MSH.

+ Một trong những cơ chế quan trọng là TRX ức chế plasmin, nên có tác dụng kháng viêm – tham gia vào điều trị cho các trường hợp TST sau viêm (PIH).

+ Plasmin làm tăng hiện tượng thoái hóa màng đáy và suy yếu cấu trúc màng đáy ở cầu nối thượng bì trung bì. Vì thế TRX tham gia quá trình chống lão hoá da.

– Tranexamic acid điều trị thâm đỏ (PIE) – Hồng ban sau viêm:

Plamin đóng vai trò kích thích chuyển hóa dạng VEGF (yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu) dạng liên kết sang dạng tự do, làm tăng sinh mạch máu ở da, do đó nhờ tác dụng ức chế plasmin, TXA có thể giúp làm giảm số lượng và kích thước mạch máu – Chính điều này làm nên sự khác biệt của TRX.

Tóm lại, với phức hợp Zn + Nia +Trx là phức hợp vừa điều trị mụn, phục hồi da và hỗ trợ xử lý hệ luỵ của mụn để lại là: thâm đỏ, thâm nâu sau mụn. Hơn nữa, texture của Ekseption đều mỏng nhẹ, phù hợp với da dầu mụn, hoàn toàn không gây bít tắc lỗ chân lông.

Gợi ý sản phẩm

4.1 Tinh chất kẽm hyaluronic ZnPCA mixlab serum của Ekseption

Tinh chất kẽm ZnPCA của Ekseption sở hữu 1% Zinc PCA kết hợp 2% XS Hyaluronic Acid giúp kiểm soát dầu nhờn, kháng viêm, làm dịu da mụn nhạy cảm. Đặc biệt phù hợp với da có nhiều mụn viêm.

Công dụng tinh chất kẽm ZnPCA:

  1. Tăng cường chức năng của đại thực bào và bạch cầu đa nhân trung tính. Qua đó, kẽm hỗ trợ xử lý nhiễm trùng đối với mụn viêm.
  2. Tác động trực tiếp lên sự cân bằng của vi sinh vật. 
  3. Ức chế sản xuất bã nhờn, hỗ trợ kiềm dầu và giảm sự bít tắc lỗ chân lông.

Bảng thành phần gồm:

  • 1% Zinc PCA: giúp kiểm soát bã nhờn, hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn và giảm viêm da. Phù hợp với da nhạy cảm, dễ lên mụn nhờ khả năng làm dịu và ít gây kích ứng.
  • 2% XS Hyaluronic Acid: mang theo kích thước phân tử nhỏ dưới dạng XS, HA có khả năng cấp ẩm sâu, phục hồi hàng rào bảo vệ da nhanh chóng.

* Sản phẩm không chứa cồn, không chứa chất bảo quản.

4.2 Tinh chất phục hồi, mờ thâm mụn hyaluronic NIACIN mixlab serum

Ekseption Niacin mixlab serum với thành phần chính gồm 5% Niacinamide và 2% XS Hyaluronic Acid giúp dưỡng ẩm, phục hồi làn da dầu mụn. Hỗ trợ kiềm dầu, ngăn ngừa mụn và giảm thâm mụn vừa và nhẹ.

Công dụng tinh chất NIACIN:

  1. Kháng viêm, điều tiết bã nhờn, ngăn ngừa sự hình thành của mụn trứng cá
  2. Phục hồi hàng rào bảo vệ da, đẩy nhanh quá trình lành thương sau mụn.
  3. Ngăn ngừa hoạt động của sắc tố, giảm thâm mụn.

Bảng thành phần gồm:

  • 5% Niacinamide: kiềm dầu, phục hồi và củng cố hàng rào bảo vệ da và làm mờ thâm hiệu quả.
  • 2% XS Hyaluronic Acid: mang theo kích thước phân tử nhỏ dưới dạng XS, HA có khả năng cấp ẩm sâu, phục hồi hàng rào bảo vệ da nhanh chóng.

* Sản phẩm không chứa cồn, không chứa chất bảo quản.

4.3 Tinh chất dưỡng sáng, mờ thâm sau mụn hyaluronic TRX mixlab serum

Hyaluronic TRX mixlab serum của Ekseption có khả năng làm sáng da, giảm sắc tố và đốm nâu với 2% axit hyaluronic XS và 1% axit tranexamic. TRX là giải pháp toàn diện cho làn da thâm sau mụn. Đặc biệt là mụn thâm đỏ, mụn thâm nâu và da không đều màu.

Công dụng tinh chất TRX:

  • Dưỡng sáng, làm đều màu da, giúp mờ thâm đỏ, thâm đen sau mụn.
  • Sử dụng TRX serum sau các liệu pháp xâm lấn cải thiện sắc tố da như: peel, lăn kim, laser và phối kết hợp với các hoạt chất làm sáng da khác.
  • Với nồng độ Tranexamic acid 3%, đây là nồng độ an toàn, hiệu quả, phù hợp với các làn da mỏng yếu, kèm giãn mao mạch đỏ.

Bảng thành phần gồm:

  • Tranexamic acid 3%: Dưỡng sáng da, mờ thâm đỏ, thâm đen và và ức chế sự hình thành các sắc tố melanin dưới da. Giúp da đều màu hơn.
  • AHA 1%: Tẩy tế bào chết dịu nhẹ, là hoạt chất dẫn hỗ trợ cho Tranexamic axit thẩm thấu sâu vào da.
  • 2% XS Hyaluronic Acid: mang theo kích thước phân tử nhỏ dưới dạng XS, HA có khả năng cấp ẩm sâu, phục hồi hàng rào bảo vệ da nhanh chóng.

* Sản phẩm không chứa cồn, không chứa chất bảo quản.

4.4 Một vài hình ảnh ứng dụng mixlab serum của Ekseption trong quá trình chăm sóc da mụn tại nhà

Tài liệu tham khảo:

  1. Levin, J., & Momin, S. B. (2010). How much do we really know about our favorite cosmeceutical ingredients?. The Journal of clinical and aesthetic dermatology, 3(2), 22–41
  2. Biedermann, K., Lammers, K., Mrowczynski, E., Coombs, M., Lepp, C., El-Nokaly, M., and Burton, E., Regulation of sebum production by niacinamide, 60th Annual Meeting American Academy of Dermatology, New Orleans, 2002
  3. J. P. Andrade, T. A. L. Wagemaker, D. G. Mercurio, P. M. B. G. Maia Campos, Benefits of a dermocosmetic formulation with vitamins B3 and a B6 derivative combined with zinc-PCA for mild inflammatory acne and acne-prone skin, Biomedical and Biopharmaceutical Research, 2018; (15) 2: , 214-223
  4. Z. D. Draelos, et al. (2006). “The effect of 2% niacinamide on facial sebum production”. Journal of Cosmetic and Laser Therapy. 8 (2), pp. 96-101.
  5. A. R. Shalita, et al. (1995). “Topical nicotinamide compared with clindamycin gel in the treatment of inelammatory acne vulgaris”, International journal of dermatology. 34 (6), pp. 434-437.
  6. 6. A Double-Blind, Randomized Clinical Trial of Niacinamide 4% versus Hydroquinone 4% in the Treatment of Melasma, 2011

Nguồn: Ths.Bs Chuyên khoa Da liễu Nguyễn Huyền Trang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Bài viết liên quan